Giới thiệu sách: Văn hoá Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam

  • 09/05/2025
  • 20
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+) Nghe



            Giới thiệu sách: Văn hoá Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam / Võ Văn Thành.-H.:Tri thức; tp Hồ Chí Minh: Công cổ phần Văn hóa Sách Việt Nam, 2024.-232tr. 21cm.

          Quý bạn đọc thân mến!

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm số lượng nhiều nhất. Nhờ có nhiều dân tộc cùng chung sống nên điều đó đã xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam rất đa dạng phong phú từ phong tục tập quán, nơi ở cho tới trang phục, thói quen sinh hoạt, ngôn ngữ…Đó là một sự đặc biệt, thu hút của đất nước Việt Nam. Từ vùng đất Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa người Kinh, Hoangười Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa để tìm hiểu thêm về nền văn hóa vùng đất Nam bộ

Thư viện tỉnh giới thiệu đến quý bạn đọc quyển sách “Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam”, Võ Văn Thành chủ biên, sách dày 232 trang, in trên khổ 21cm, do nhà xuất bản Tri thức ấn hành ngày 14 tháng 3 năm 2024.

Bạn đọc thân mến! quyển sách “Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam” nhằm làm rõ những đóng góp của nhà văn Sơn Nam đối với văn hóa Nam Bộ, cụ thể là sự phản ánh văn hóa Nam Bộ qua các biên khảo và sáng tác văn học của ông. Quyển sách này chủ yếu hướng đến bạn đọc là học sinh, sinh viên và độc giả yêu thích giọng văn hóm hỉnh, hài hước của Sơn Nam, ngoài ra quyển sách là một tư liệu văn hóa quý giá, phù hợp với độc giả yêu mến văn hóa dân tộc, các nhà nghiên cứu, sinh viên và bất cứ ai muốn tìm hiểu về miền đất phương Nam qua ngòi bút tài hoa của Sơn Nam.

Tác phẩm thể hiện sự am hiểu tường tận và lòng trân trọng sâu sắc của ông đối với vùng đất này – từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng, dân gian đến ngôn ngữ, ẩm thực và con người Nam Bộ. Qua đó, bạn đọc không chỉ hiểu thêm về Lịch sử - Văn hóa phương Nam, mà còn cảm nhận được cái “tình” Nam Bộ - phóng khoáng, chân chất và nghĩa tình.

Sách gồm 3 chương:

Chương I: Nhà văn Sơn Nam- thân thế và sự nghiệp.

Chương II: Văn hóa vật thể vùng đất Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam.

Chương III: Văn hóa phi vật thể vùng đất Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam.

      Qua cách viết của tác giả về văn hóa mưu sinh (bao gồm cách thức tổ chức sản xuất, các ngành nghề, công cụ, con người, môi trường mưu sinh, v.v…) tin rằng sẽ giúp quý bạn đọc hiểu thêm văn hóa mưu sinh, Sơn Nam đã cho chúng ta nhiều tư liệu về cách kiếm sống của người Nam Bộ thông qua các nghề nghiệp quen thuộc đối với tất cả người Việt Nam như nghề làm ruộng, nghề làm vườn, nghề đánh bắt thủy sản…ngoài ra Sơn Nam còn cho ta thấy hàng loạt các nghề nghiệp đặc thù của vùng Nam Bộ như nghề ăn ong (nuôi ong lấy mật) với kỹ thuật gác kèo, nghề len trâu, nghề bắt chim, bắt rắn, v.v… Qua vài dòng viết đơn sơ mộc mạc, Sơn Nam đã lột tả được những nét đặc trưng nhất về văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ: “Mắm cá lóc, đem chưng cách thủy, thêm chút mỡ, chút thịt bằm, kiểm ‘hầm dủy’ của người Hoa, ngoài ra Sơn Nam còn nhắc đến các loại hình văn hóa như văn hóa trang phục, văn hóa cư trú, văn hóa giao thông, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa phong tục, văn hóa lễ hội v.v… đã được tác giả diễn tả một cách chân thật, hóm hỉnh, hài hước.

Quyển sách hiện đang được trưng bày và phục vụ tại Thư viện tỉnh Kiên Giang. Thân mời quý bạn đọc đến tham quan và tìm đọc!

  • Mỹ Xuyên